Peru: Khách du lịch đổ xô đến núi Cầu Vồng khám phá
Sau 2 giờ leo lên đỉnh cao nhất của dãy Andes thuộc Peru có độ cao 16,404 feet (5.000 mét) trên mực nước biển, tất cả khách du lịch đều thở hổn hển vì quá mệt.
Du khách “tưởng như đã chết đi” vì quá mệt nhưng lại choáng váng trước vẻ đẹp huyền diệu đang mở ra trước mặt.
Hình ảnh minh họa núi Cầu vồng ở Peru |
Những vạt màu ngọc lam, xen kẽ vàng đã tạo nên núi Cầu Vồng tựa như một dãy núi trầm tích nhiều màu được xuất hiện cách đây hàng triệu năm và bị đẩy lên khi các mảng kiến tạo địa chất va chạm với nhau. Trong vòng 5 năm gần đây, kỳ quan thiên nhiên này đã được thế giới bên ngoài biết đến nhiều hơn.
Sự nổi tiếng của núi Cầu vồng thu hút tới 1.000 khách du lịch đến đây mỗi ngày, tạo ra một sự bùng nổ kinh tế cần thiết cho những người dân vùng sâu, vùng xa này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại khách du lịch có thể phá hủy cảnh quan quý giá khi các công ty khai thác quốc tế rất muốn đến đây.
Dina Farfan, nhà Sinh vật học người Peru, chuyên nghiên cứu về động vật hoang dã trong khu vực này cho biết, con đường mòn đầy bụi bẩn dài 2,5 dặm (4 km) đã bị xói mòn nặng nề trong 18 tháng qua vì bị khách du lịch sử dụng để leo lên Núi Cầu Vồng. Khu vùng trũng cũng bị biến thành một bãi đậu xe với đầy ắp xe tải của khách tham quan đến từ châu Âu và châu Mỹ mỗi sáng. Camino Minerals Corp., một công ty khai khoáng có trụ sở tại Canada, đã nộp đơn xin quyền khai thác khoáng sản trong khu vực giàu khoáng sản này, bao gồm cả núi Cầu Vồng.
Sự gia tăng lượng khách du lịch đến cùng với các thách thức về quản lý môi trường. Lãnh đạo cộng đồng Pampachiri Gabino Huaman thừa nhận, ông không chắc chính quyền sở tại có khả năng để xử lý vấn đề này hay không. "Chúng tôi không biết một từ nào bằng tiếng Anh", ông nói.
Mặc dù nơi đây còn nhiều thách thức, khoảng 500 người dân đã trở lại trong vài năm qua để kinh doanh theo cách truyền thống, họ vận chuyển hàng hóa đi khắp vùng Andes. Sự khác biệt là bây giờ họ đưa khách du lịch trên lưng ngựa. "Đó là một điều tốt lành," Isaac Quispe, 25 tuổi, đã bỏ công việc là thợ mỏ vàng sau khi sáu người bạn cùng trại của anh bị sát hại. Anh ta trở về nhà và mua một con ngựa phục vụ du khách lên dốc. Các hướng dẫn viên sẽ mặc những bộ quần áo len đầy màu sắc với chiếc mũ rộng vành truyền thống để dắt ngựa.
Nhà sinh vật học Farfan cho biết, ông hy vọng Pampachiri có thể học hỏi từ những nỗ lực du lịch bền vững ở các vùng khác của Peru. Đó là thành công của dự án ở thị trấn Chillca gần đó, và việc trước tiên chúng ta cần phải làm là đặt núi Cầu Vồng lên bản đồ.
Trong nhiều thập kỷ qua, các mục tử đã lặng lẽ đưa nhóm khách du lịch nhỏ lên núi như một phần của hành trình đi bộ trong 5 ngày xung quanh sông băng Ausangate. Theo thời gian và nhờ vào những bức ảnh tuyệt đẹp được đăng trên internet và bí mật đã dần lộ diện.
Ngày nay, các mục tử của Chillca quản lý 4 căn nhà làm bằng gỗ bạch đàn với sức chứa khoảng 16 khách du lịch mỗi căn. Những căn nhà gỗ này chỉ được thắp nến và có nước nóng. Du khách đến đây được tặng những đôi giày bằng da và len đặc trưng của Nam Mỹ. Khi bình minh, người giữ nhà Orlando Garcia nhẹ nhàng đánh thức du khách bằng một bài hát tình yêu được cất lên bằng tiếng Quechua. Garcia nói: "Bạn luôn phải đoán xem du khách muốn gì và chăm sóc chu đáo để họ luôn cảm thấy hạnh phúc. Chúng tôi muốn họ cảm thấy thoải mái nhất ở độ cao gần 5000m"./.
Lê Thị Phượng
http://toquoc.vn
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.