Đi dọc bản đồ hình chữ S, thám hiểm những vùng đất khắc nghiệt nhất (p2)

Ngoài dãy núi Hoàng Liên Sơn, cao nguyên đã Đồng Văn, Mẫu Sơn,… thì Việt Nam còn khá nhiều điểm đến khác được đánh giá rất khắc nghiệt, khiến du khách không khỏi tò mò, muốn khám phá. Hãy xem những địa danh tiếp theo là nơi nào và chúng khắc nghiệt đến nhường nào nhé.

Quảng Trị - Vùng đất lửa đạn

Quảng Trị - mảnh đất của chiến trường xưa, nơi được mệnh danh hứng chịu bom đạn khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh nước ta. Để rồi ngày nay, Quảng Trị như một vùng đất chết với nhiều di chứng nặng nề bằng khối lượng bom mìn khổng lồ, ô nhiễm đất, nước ở mức độ không thể nào đông đếm được. 

Vùng đất lửa đạn một thời

Vùng đất lửa đạn một thời

Mặc dù chiến tranh đã đi qua hơn mấy chục năm nhưng những tàn dư đó không bao giờ biến mất. Nó vẫn hiển hiện khá rõ nét trên mảnh đất miền Trung đầy đau thương này. Đó là những mảnh đất bị ô nhiễm chất độc màu da cam trầm trọng, cằn cỗi, đó là những vật liệu nổ còn sót lại, đó là những quả mìn vẫn còn nằm trong trạng thái “chờ” nổ… để lại nhiều thiệt hại về người và sản xuất.

Trẻ e m vui đùa dưới cái nắng của miền Trung

Trẻ e m vui đùa dưới cái nắng của miền Trung

Dãy núi Trường Sơn – nơi hẻo lánh nhất

Đây là dãy núi dài nhất Việt Nam với chiều cao khoảng hơn 1.100 km, dãy núi Trường Sơn như là đường biên giới thể hiện chủ quyền lãnh thổ nước ta, như một hàng rào che chắn, bảo vệ cho đất nước. Trong lịch sử hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dãy Trường Sơn cũng không thua gì mảnh đất Quảng Trị khi l chịu nhiều tác động của bom đạn và hứng chịu sự tàn phá khốc liệt. Chưa hết, nơi này còn mang trên mình nhiều thương tích của các vũ khí hóa học mà quân địch dội lên.

Dãy núi Trường Sơn sừng sững giữa trời

Dãy núi Trường Sơn sừng sững giữa trời

Ngoài ra, do địa hình hiểm trở, núi rừng chiếm diện tích phần lớn và còn có nhiều tàn dư của chiến tranh để lại nên dãy núi Trường Sơn rất hoang vu, hẻo lánh. Bên cạnh đó khí hậu khá thất thường và có rất ít dân cư sinh sống, chủ yếu là một số bộ tộc nhỏ của các dân tộc thiểu số và họ khá biệt lập so với thế giới ngoài kia.

Nơi hẻo lánh, ít dân cư sinh sống

Nơi hẻo lánh, ít dân cư sinh sống

U Minh – Rừng thiêng, nước độc

U Minh – địa danh là từng xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây cây cối um tùm đầy thú dữ, môi trường sống khá khắc nghiệt nên cũng lắm bệnh tật với nhiều loại rắn độc,… đó chính là lý do mà U Minh nổi tiếng với tên gọi là rừng thiêng nước độc.

Rừng đặc dụng dầu hơi - U Minh Hạ

Rừng đặc dụng dầu hơi - U Minh Hạ

Rừng U Minh bao gồm có rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ. U Minh Thượng và U Minh Hạ được ngăn cách nhau bởi con sông Trẹm. Khu vực này cũng có rất nhiều loài thú dữ, rắn độc, ong, muỗi rừng, cá sấu… khiến cho những du khách nào đi vào trong rừng cũng phải rùng mình khiếp vía.

Nơi rừng thiêng, nước độc

Nơi rừng thiêng, nước độc

Trải qua hàng trăm năm hoang vu, rừng U Minh trở thành “thiên đường” của những loài rắn độc như hổ mây khổng lồ, hổ mang đất, chàm oạp, mái gầm… Tuy nhiên, nếu bạn biết cách phòng bị và không làm gì kích động đến chúng, bạn vẫn có thể an toàn tha hồ tham quan rừng. Nay rừng U Minh là một trong những điểm du lịch thu hút khách thập phương gần xa.

Mũi Né – Sa mạc cát ở Ninh Thuận

Nói đến 2 từ “sa mạc” chính là nói đến hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng đất khô cằn khiến cho đất đai trở nên bạc màu, mất khả năng canh tác. Tình trạng sa mạc hóa này xảy ra ở các bờ biển khô cằn dọc theo bờ biển miền Trung, kéo dài từ Quảng Bình cho đến Bình Thuận. Đây là những nơi có diện tích sa mạc hóa lớn nhất và khắc nghiệt nhất nước ta.

Đất đai khô cằn ở đồi cát Mũi Né

Đất đai khô cằn ở đồi cát Mũi Né

Đặc biệt, đáng chú ý nhất là sa mạc cát ở Mũi Né - Phan Thiết thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận. Tới đây bạn sẽ bắt gặp những đồi cát khổng lồ, trải dài bao la và thường xuyên bị thay đổi hình dạng do sự tác động của của gió biển và vận động của địa chất. Kết hợp với việc xâm thực của cát và hiện tượng rạng của bờ biển khiến cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng đây lại là điểm đến khá lý tưởng được rất nhiều tín đồ yêu thích, nhất là đôi chân mê xê dịch. Bởi ở đây khung cảnh hoang sơ, yên bình cùng với đó là nhiều trò chơi trên cát rất thú vị.

Cuộc sống mưu sinh trên cát

Cuộc sống mưu sinh trên cát

Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa

Hai quần đảo lớn nhất Việt Nam

Hai quần đảo lớn nhất Việt Nam

Đây là hai quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Trường Sa và Hoàng Sa có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong tất cả các vùng của nước ta. Ở đây chỉ toàn nước biển nên nguồn nước ngọt vô cùng khan hiếm và đặc biệt là diện tích đất để trồng trọt cũng không có. Các chiễn sĩ trên đảo phải trồn rau vào những thùng xốp, nhưng chủ yếu chỉ được các loại rau ngắn ngày. Hơn thế nơi này lại thường hay gánh chịu những cơn bão lớn.

Cái khắc nghiệt cũng không làm mất đi vẻ đẹp vùng biển Hoàng Sa

Cái khắc nghiệt cũng không làm mất đi vẻ đẹp vùng biển Hoàng Sa

Qua đây bạn đã hiểu hơn về những vùng đất khắc nghiệt nhất nước ta chưa? Những vùng đất tuy cằn cỗi, khó khăn ây vẫn luôn gây được sức hút đối với du khách ở nhiều nơi tìm về. Nếu có cơ hội, bạn đừng quên ghé thăm những nơi này để tự hào về con người đất nước Việt Nam rằng họ đã kiên cường đến nhường nào.

Nhi Tuyết
Theo Báo Du Lịch

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.