‘Bật mí’ 5 điểm đến ở Việt Nam ‘đi hoài, đi mãi’ mà chẳng chán

Hà Giang, Cà Mau, Phú Yên, Điện Biên, Fansipan là 5 điểm đến ở Việt Nam hút khách du lịch quanh năm. Với những điểm đến chẳng có điểm dừng, vách núi hùng vĩ trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang vàng ruộm mùa lúa chín, những điểm săn mây kỳ ảo… sẽ mang du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đi hoài, đi mãi cũng chẳng thấy chán.

Chinh phục 5 điểm đến ở Việt Nam sau đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng được phong cảnh kỳ vĩ của non sông Việt Nam mà còn chạm tay đến được với những cột mốc biên giới khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

Điểm đến ở Việt Nam có điểm cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

Hà Giang là một trong những điểm đến ở Việt Nam mà đi hoài đi mãi cũng chẳng thấy chán bởi khung cảnh nơi đây mỗi mùa mỗi tháng lại mang một vẻ đẹp, mới mẻ, không lẫn vào đâu được.

Tháng 11 Hà Giang đẹp như đôi má đào hây hây của cô sơn nữ mới lớn. Tới đây, bạn sẽ miệt mài khám phá những cung đường đèo đi mãi không đến, vách núi đá trùng trùng điệp điệp.

Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang bắt đầu từ tháng 11.

Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang bắt đầu từ tháng 11. Ảnh: vnexpress

Du lịch Hà Giang, ta cũng say đắm với vẻ đẹp của cánh đồng ruộng bậc thang rực vàng mùa lúa chín hay những thửa hoa tam giác mạch bạt ngàn e ấp mà dịu dàng…

Một điểm bạn không thể không dừng chân ngắm nhìn là Núi Đôi Quản Bạ - kiệt tác của thiên nhiên. Rồi sau đó chọn đồi thông Yên Minh dài hàng chục km làm nơi nghỉ ngơi.

Cột cờ Lũng Cú nhìn từ xa.

Cột cờ Lũng Cú nhìn từ xa. Ảnh: saytrip

Nếu vẫn còn nhiều năng lượng, hãy xốc ba lô lên và chinh phục Mã Pí Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc.

Rồi từ đây khám phá phố cổ Đồng Văn với món thắng cố và bánh tam giác mạch đặc trưng hay tìm đến một điểm đến ở Hà Giang mà bạn không thể bỏ qua đó chính là cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Tổ Quốc.

Cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang. Ảnh: hipdayne

Cùng với vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất cao nguyên đá, cột cờ Lũng Cú hiên ngang trên đỉnh núi Long Sơn là địa danh đầy cảm xúc. Điểm cực Bắc chính xác về tọa độ của lãnh thổ nước ta nằm ở gần sông Nho Quế, khu vực hiểm trở khó đi lại, nên từ lâu cột cờ Lũng Cú đã trở thành một cột mốc với lá quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em.

Một góc bình yên ở Hà Giang.

Một góc bình yên ở Hà Giang. Ảnh: hoaktmntm

Có thể dễ dàng chinh phục cột cờ Lũng Cú bằng ô tô hay xe máy, và leo 389 bậc cầu thang để đến gần hơn với lá cờ, ngắm nhìn bản Lô Lô Chải bình yên. Thời gian đẹp nhất đến Lũng Cú chính là cuối tháng 11 khi hoa tam giác mạch nở rộ.

Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang thường bắt đầu từ tháng 11.

Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang thường bắt đầu từ tháng 11. Ảnh: instagram

Nhìn từ phía dưới lên, cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi rồng, lá cờ đỏ sao vào tung bay trong gió đầy kiêu hãnh. Vừa là di tích lịch sử, vừa là điểm cực Bắc Tổ Quốc linh thiêng, hùng vĩ, nên trong nhiều năm qua, di tích cột cờ Lũng Cú là điểm đến thu hút nhiều du khách gần xa.

Cực Nam: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau

Hành trình khám phá điểm cực Nam có phần dễ chịu hơn với những con đường trải nhựa phẳng lỳ, thẳng tắp đến thị trấn Năm Căn và lên ca-nô vượt sóng đến với Đất Mũi.

Tọa độ đất mũi Cà Mau.

Tọa độ đất mũi Cà Mau. Ảnh: instagram

Sau khoảng một giờ lênh đênh, ca nô cập bến đưa du khách đặt chân lên mũi Cà Mau, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau.

Đất mũi Cà Mau, miền đất sông nước.

Đất mũi Cà Mau, miền đất sông nước. Ảnh: instagram

Mũi Cà Mau, cực Nam Tổ quốc là điểm đến ở Việt Nam nằm cách thành phố Cà Mau hơn 100km với 2 biểu tượng khiến mọi du khách phải đưa máy ảnh lên để “bấm lia lịa”: Mốc tọa độ quốc gia (GPS 0001) và hình con tàu lướt sóng hướng ra biển.

Trên đường đến đất mũi Cà Mau.

Trên đường đến đất mũi Cà Mau. Ảnh: dantri

Nếu có nhiều thời gian hơn để lưu lại, du khách hãy đến với bãi bồi - mảnh đất cuối cùng của Tổ Quốc. Nơi đây được mệnh danh là “đất nở, rừng biết đi”, ngày ngày vẫn cần mẫn lấn biển.

Check in cột mốc tọa độ ở đất mũi Cà Mau

Check in cột mốc tọa độ ở đất mũi Cà Mau. Ảnh: uyenvo

Cực Tây: A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên

Với các du khách, điểm đến ở Việt Nam nhiều cảm xúc nhất có lẽ là Cực Tây A Pa Chải, Điện Biên. Đây là hành trình gian khổ nhất trong chuyến đi khám phá đất nước.

Khung cảnh bình yên và thơ mộng ở thung lũng A Pa Chải, Điện Biên

Khung cảnh bình yên và thơ mộng ở thung lũng A Pa Chải, Điện Biên. Ảnh: ivy_luu.dl

Cực Tây được ghi dấu bằng cột mốc biên giới ba mặt, mỗi mặt có quốc huy và tên nước hướng đó (Việt Nam - Lào - Trung Quốc).

Thiên nhiên hùng vĩ ở A Pa Chải.

Thiên nhiên hùng vĩ ở A Pa Chải. Ảnh: nhuhoa

Cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, cung đường chinh phục cực Tây trải qua nhiều địa hình phức tạp, có những đoạn phải offroad, tới đồn biên phòng A Pa Chải để gửi đồ và nhờ sự trợ giúp của những người lính.

Cột Mốc Số O, Cực Tây A Pa Chải.Cột Mốc Số O, Cực Tây A Pa Chải. Ảnh: hoaithuong

Sau đó là quãng đường trekking lên núi Khoang La San nơi có cột mốc số 0 hiên ngang. Có vất vả, mạo hiểm, xuyên rừng, leo dốc, bám cây... nhưng đến được điểm cực Tây là hoàn toàn xứng đáng với lòng quyết tâm của người chinh phục.


Cực Đông: Mũi Điện, Phú Yên

Mũi Điện hay còn gọi là mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Phú Yên là điểm đến ở Việt Nam được nhiều người đưa vào danh sách những nơi phải đến.
 

Mũi Điện Phú Yên là một trong những điểm cực tuyệt đẹp của nước ta.

Mũi Điện Phú Yên là một trong những điểm cực tuyệt đẹp của nước ta. Ảnh: Vui Bùi

Nơi đây khá dễ dàng đến thăm và sở hữu quá nhiều điểm check-in độc đáo: Cột mốc tọa độ, hải đăng Đại Lãnh - nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam, Bãi Môn, ngọn đồi bạt ngàn hoa vàng, cỏ xanh...

Điểm cực Đông của tổ quốc.

Điểm cực Đông của tổ quốc. Ảnh: instagram

Đứng bên này, ta rung rinh vì vẻ đẹp của biển. Ngước mắt sang kia, trái tim lại lấp đầy sự hùng vĩ của núi non. Nét dịu dàng mộc mạc của thiên nhiên khiến mỗi du khách phải đắm say rồi dừng bước, quyến luyến đến không rời.

Mũi Điện Phú Yên.

Mũi Điện Phú Yên. Ảnh: cipi Nguyen

Chạm đến cực đông Mũi Đôi không chỉ là sự thỏa mãn về việc chinh phục được một tọa độ đặc biệt của Tổ quốc, bạn sẽ có được trải nghiệm thú vị và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp biển trời bất tận của vịnh Vân Phong.

Check in Mũi Điện, Phú Yên - điểm cực Đông của tổ quốc

Check in Mũi Điện, Phú Yên - điểm cực Đông của tổ quốc. Ảnh: Nigg

Lào Cai: Nơi có “nóc nhà của Đông Dương” - đỉnh Fansipan

Điểm đến ở Việt Nam này cao 3.143 m so với mực nước biển, Fansipan là đỉnh núi cao nhất Đông Dương. Được chạm tay vào cột mốc, đứng trên dãy Hoàng Liên, ngắm nhìn núi rừng hoang sơ… là ao ước của hầu hết người dân đất Việt.

Thung lũng mây trời ở Fansipan.

Thung lũng mây trời ở Fansipan. Ảnh: zing

Chinh phục đỉnh Fansipan - Nóc nhà của Đông Dương

Chinh phục đỉnh Fansipan - Nóc nhà của Đông Dương. Ảnh: Mai Nguyễn

Trước khi leo Fansipan, Sapa - thị trấn mù sương, thị trấn hoa, thị trấn tình yêu cũng khiến du khách lưu luyến. Cảm giác đứng trên đỉnh núi cao, xung quanh đều là mây trắng mịn bồng bềnh, ngắm mặt trời dịu dàng lặn dần sau dãy núi sẽ là những trải nghiệm bạn không thể quên trong đời.

Săn mây trên đỉnh Fanssipan.

Săn mây trên đỉnh Fanssipan. Ảnh: quynh.korea

Check in đỉnh Fansipan

Check in đỉnh Fansipan. Ảnh: instagram

Để chinh phục được 5 điểm đến ở Việt Nam ở trên thì bạn cần chuẩn bị cả kiến thức, sức khỏe, tài chính và sự đam mê mạo hiểm. Hy vọng bài viết sẽ “thắp lửa” tiếp thêm sức mạnh cho bạn để sớm chạm tay đến những niềm tự hào của tổ quốc này.

 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.